Đẩy mạnh huy động vốn đầu tư hạ tầng giao thông ở Hồ Chí Minh
Đánh giá bài viết

Hồ Chí Minh là một thành phố kinh tế trọng điểm, là đầu tàu của nền kinh tế của cả nước. Nơi dân cư tập trung cực kỳ đông đúc, phương tiện giao thông đi lại không ngớt, nhà cửa, phố xá mọc lên san sát do đó hiện tượng tắc nghẽn giao thông thường xuyên diễn ra.

Để tốc độ phát triển kinh tế diễn ra nhanh chóng và bền vững hơn thì xử lý hiện tượng kẹt xe, tác nghẽn giao thông cần được chú trọng xử lý. Vì thế tập trung đầu tư hạ tầng giao thông được đặc biệt chú ý.

Chiều 28-6, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020 đã bế mạc sau hai ngày làm việc nghiêm túc và khẩn trương. Một trong những nội dung được hội nghị tập trung thảo luận cho ý kiến là vấn đề xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thành phố.

Chủ trương xây mới thêm 79 cây cầu kết nối các địa bàn kinh tế trọng điểm:

Theo tờ trình của UBND thành phố về xây dựng hệ thống kết nối hạ tầng đồng bộ trên địa bàn TP, những năm qua Thành phố đã dành sự quan tâm rất lớn cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội nói chung, trong đó kết cấu hạ tầng giao thông vận tải được tập trung phát triển nâng cấp mở rộng nói riêng.

Cụ thể, nhiều công trình giao thông trọng điểm đã hoàn thành và vượt tiến độ như cầu Sài Gòn 2, đường Phạm Văn Đồng, đường Hoàng Sa – Trường Sa, hoàn thành số cầu vượt tại các nút giao thông thường xuyên bị tác nghẽn. TP đã triển khai, phối hợp và hỗ trợ thực hiện hoàn thành các công trình giao thông liên vùng như Đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây… đã đưa vào hoạt động, giúp quá trình thông thương diễn ra nhanh chóng hơn.

Đến nay, sau năm năm thực hiện, tổng chiều dài đường cải tạo và làm mới là hơn 270 km, đạt 112,6% chỉ tiêu đề ra; xây dựng 79 cây cầu mới, đạt 158% chỉ tiêu đề ra, nâng mật độ đường giao thông là 1,98 km/km2.

Tuy nhiên, trên thực tế trong khi tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp thì việc đầu tư hạ tầng giao thông kết nối giữa các phương thức vận tải, phát huy hiệu quả của toàn hệ thống chưa cao, chưa khai thác hiệu quả. Bên cạnh đó, do sự tăng trưởng của ngành hàng không, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã quá tải, gây ảnh hưởng lớn về kinh tế và đe dọa an ninh, an toàn hàng không. Tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị chưa đạt yêu cầu. Cả đường sắt và hàng không đang trong quá trình phát triển để hình thành một tổng thể hoàn chỉnh hơn.

Xây dựng lộ trình nâng cao chất lượng giao thông, hạn chế xe cá nhân

Để phát triển đồng bộ hạ tầng về giao thông, UBND TP cũng đã đề ra các nhóm giải pháp, trong đó từ nay đến năm 2020, TP.HCM sẽ tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch xây dựng, quy hoạch không gian nhằm điều chỉnh, bổ sung hoặc lập mới quy hoạch cho phù hợp với thực tiễn phát triển; gắn công tác quy hoạch với tái cấu trúc ngành nghề, đảm bảo kết nối đồng bộ các loại hình giao thông và liên kết vùng; khai thác hiệu quả các công trình hạ tầng lớn như sân bay, cảng biển…

TP.HCM cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành trung ương và các địa phương trong vùng vận dụng các cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn dưới mọi hình thức để đầu tư kết cấu hạ tầng về giao thông. Chú trọng các nguồn lực xã hội qua hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) đầu tư cho các công trình giao thông. Cùng với đó, TP sẽ ưu tiên tập trung vốn cho những công trình giao thông có khả năng hoàn thành để đưa vào khai thác, phát huy ngay tác dụng; đầu tư dứt điểm từng công trình theo thứ tự ưu tiên, không đầu tư dàn trải.

Bên cạnh đó, TP cũng xây dựng lộ trình kiểm soát và hạn chế phương tiện cá nhân, tăng cường phát triển hạ tầng giao thông công cộng.

Năm 2018, phải nối liền các tuyến vành đai

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề nghị UBND Thành phố chuẩn bị hội nghị kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư về giao thông, kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa cho phát triển hạ tầng. Riêng lĩnh vực giao thông, ông Nhân đề nghị cần nối liền được đường vành đai 2 và vành đai 3, phấn đấu năm 2018 các tuyến đường này phải thông suốt. Đây là những tuyến đường quan trọng kết nối Thành phố Hồ Chí Minh đi qua địa phận quận 9, Thủ Đức với các tỉnh có nền kinh tế phát triển khác như Đồng Nai, Bình Dương.

Theo ông Nhân, vừa qua TP đã phân loại các dự án ưu tiên để đầu tư, triển khai nhiều hình thức huy động vốn. Hợp tác công-tư là hướng đi đúng, nguồn vốn này đã tạo điều kiện khuếch trương vốn ngân sách. Gắn với việc phát triển hạ tầng phải rà soát lại các quy hoạch hạ tầng để đảm bảo tính khoa học, tăng tính thực tiễn, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư.

Ông Nhân cho rằng một trong những việc làm cần thiết là phân loại các dự án có nhu cầu về vốn đầu tư, trong đó các công trình phục vụ nhu cầu xã hội ngoài y tế, giáo dục là đầu tư chống sạt lở bờ sông rất quan trọng. Trong phát triển hạ tầng kêu gọi thu hút đầu tư phải được thực hiện trên con đường cạnh tranh công bằng giữa các nhà đầu tư.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân còn đề nghị rà soát lại các quy hoạch hạ tầng, bởi vì các quy hoạch này hầu hết đã được thông qua cách đây 15 năm, từ những năm 2000. “Tầm nhìn và điều kiện lúc đó khác, cho nên phải rà soát lại để đảm bảo tính khoa học và tăng tính thực tiễn” – ông Nhân nói.

 Nhờ sự phát triển của cơ sở hạ tầng, hàng loạt các dự án như Park RiverSide quận 9, Melosa Garden quận 9, Rosita đang ngày càng được đầu tư thành một khu dân cư lý tưởng. Do đó, hi vọng thành phố Hồ Chí Minh sẽ có những bước tiến nhảy vọt về hạ tầng giao thông, giúp kinh tế phát triển nhanh, mạnh và bền vững, tiếp tục là đầu tàu kinh tế của cả nước.

(Theo Pháp luật TP.HCM)